CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

Ấn phẩm - Báo cáo

12/3/2019

Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với các doanh nghiệp nữ tại Việt Nam

Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với các doanh nghiệp nữ tại Việt Nam

TIẾP CẬN DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NỮ TẠI VIỆT NAM

Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, nâng cao vị thế lãnh đạo cho nữ giới và bình đẳng giới được coi là một trong những cách thức nâng cao năng suất xã hội, hướng tới nền kinh tế bền vững hơn. Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào kinh doanh có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo, đóng góp hiệu quả cho trách nhiệm xã hội và giúp đạt Mục tiêu Phát triển bền vững. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nữ) trên thực tế chưa tương ứng với tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ trong nền kinh tế (chỉ chưa đến 30% tổng số doanh nghiệp là do phụ nữ làm chủ trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động xấp xỉ 50%) và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nữ chưa được khai thác tương xứng.

Nghiên cứu về DNNVV do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam được thực hiện khá đa dạng, đã có các nghiên cứu liên quan tới hiện trạng và tiềm năng phát triển chung của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (VCCI và ILO, 2007; ILO, 2011; Avin và Kinney, 2014; MBI và HAWASME, 2016; IFC, 2017), hay nghiên cứu đánh giá tiếp cận tài chính của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (IFC, 2006; WB, 2015; IFC, 2017), nghiên cứu về thực tiễn hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (MBI, 2016), đánh giá nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam (TAF, MBI, VCCI, 2018). Các nghiên cứu ở trên đã cung cấp bức tranh chung về tình hình và xu thế phát triển, những cản trở phát triển, thực tiễn tốt của quốc tế trong hỗ trợ, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam.

XEM NGAY