CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

4/12/2019

Cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động có thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp?

Ngày 4-12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom) tổ chức hội thảo “Điều kiện kinh doanh và quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động: Một số vấn đề và yêu cầu cải cách”.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động có thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp?

Ngày 4-12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Refrom) tổ chức hội thảo “Điều kiện kinh doanh và quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động: Một số vấn đề và yêu cầu cải cách”.

 

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, CIEM thẳng thắn nhận xét, cải cách điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động chủ yếu dưới hình thức giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc yêu cầu về quy mô diện tích của cơ sở vật chất, những ít cắt bỏ quy định về điều kiện kinh doanh, theo đó, việc cắt giảm không có nhiều ý nghĩa.

Để minh họa cho những bất cập trong việc cải cách điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động, bà Thảo lấy ví dụ về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quy định trước cắt giảm “Có phòng học, phòng thí nghiệm: phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khóa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành nghê. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành thực tập dùng cho học tập giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 5,5 – 7,5 m2/chỗ học”.

Sau khi cắt giảm, điều kiện là “Có phòng học, phòng thí nghiệm: phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khóa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành nghê. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành thực tập dùng cho học tập giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học”.

Như vậy, thực chất đây chỉ là hình thức giảm mức độ về quy mô chứ diện tích của cơ sở vật chất chứ điều kiện kinh doanh không hề được đơn giản hơn.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, giám đốc chương trình Aus4Reform, cải cách điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động thực chất là “cải lùi”. Điều này thể hiện rất rõ ở những quy định không có căn cứ khoa học khi đặt trong điều kiện công nghệ 4.0 với 5.0 như hiện nay, những quy định không hề đưa ra được bất kỳ một hình thức kinh doanh mới nào, mà còn dẫn đến chi phí kinh doanh rất cao. Trái ngược với tất cả những ý tưởng đổi mới, sáng tạo thì những quy định này đang kìm hãm quá trình phát triển của xã hội.

Ngoài ra, vấn đề quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động còn chậm được cải cách, thậm chí có những văn bản mới được ban hành còn gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Đơn cử như, trước đây, các doanh nghiệp hoạt động kiểm định an toàn lao động chỉ phải xin cấp phép tại một đầu mối là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nay phải xin phép tại 10 bộ quản lý chuyên ngành, với cùng một nội dung công việc. Trong nhiều trường hợp, các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu về kiểm định an toàn lao động giống nhau, nhưng các bộ không thừa nhận kết quả của nhau mà vẫn yêu cầu tham gia đào tạo lại để được cấp chứng chỉ. Chi phí đào tạo chính thức mà doanh nghiệp phải trả vào khoảng 10 triệu đồng/người… Từ những bất cập trên cho thấy thực thi thiếu minh bạch.

Đồng quan điểm trên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đưa ra hàng loạt những bất cập trong việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động gây khó khăn cho doanh nghiệp như danh mục hàng phải kiểm định quá nhiều, trùng lặp, phân chia thẩm quyền chồng chéo, thiếu quy chuẩn kỹ thuật hay quy chuẩn kỹ thuật bất hợp lý.

ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI phát biểu tại Hội thảo
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI phát biểu tại Hội thảo

Do vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục bãi bỏ, cải cách thực chất quy định về điều kiện kinh doanh. Đồng thời, thống nhất đầu mối quản lý về an toàn lao động; cắt giảm danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra an toàn lao động đối với hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn trước khi đưa vào vận hành, lưu thông thay vì trước thông quan; cải cách các quy định và thực thi về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động...