CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

16/11/2022

Chương trình Aus4Reform: Cung cấp các cơ sở bằng chứng cho các đề xuất cải cách

Trong lĩnh vực cải cách kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật từ phía Australia đã góp phần mang lại “làn gió mới", đó là chia sẻ những kinh nghiệm cải cách tốt nhất, phù hợp với Việt Nam.

Chương trình Aus4Reform: Cung cấp các cơ sở bằng chứng cho các đề xuất cải cách

Trong lĩnh vực cải cách kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật từ phía Australia đã góp phần mang lại “làn gió mới", đó là chia sẻ những kinh nghiệm cải cách tốt nhất, phù hợp với Việt Nam.

Nói đến Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam là nói đến chuỗi Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP trong nhiều năm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam và quan trọng hơn hết là đà cải cách kinh tế được duy trì liền mạch, toàn diện, kể cả trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nhấn mạnh như trên tại Hội nghị “Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam: Kết quả, bài học và định hương tương lai", diễn ra sáng ngày 15/11.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu.

Thứ trưởng chỉ rõ, trong quá trình triển khai chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Việt Nam đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên cũng gặp phải nhiều thách thức.

Thực tiễn công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế hơn 35 năm qua cho thấy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đặc biệt là nhịp tăng trưởng GDP được duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, năng suất lao động cũng có những bước cải thiện. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19.

Đạt được những kết quả như vậy, trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã liên tục thực hiện các cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là đã và đang đẩy mạnh chương trình cải cách một cách quyết liệt. Chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đã được Đảng nêu ra tại Đại hội lần thứ XI và được bổ sung phát triển ở các kỳ Đại hội XII và XIII. Trong đó, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững”.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm cụ thể nhằm đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Chủ tọa Hội nghị.
Chủ tọa Hội nghị.

Trong quá trình triển khai chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Việt Nam đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên cũng gặp phải nhiều thách thức. Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong quá trình cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là trong việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các thực tiễn tốt, tăng cường đối thoại chính sách trên diện rộng, nâng cao cơ sở bằng chứng ủng hộ cho các cải cách chính sách và thể chế, chuyển hóa một cách hiệu quả thành các vấn đề cải cách quốc gia.

Chính trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) thông qua Dự án tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (Dự án RCV) trong giai đoạn 2014-2017 và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Chương trình Aus4Reform) trong giai đoạn 2017-2022.

Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” được thiết kế nhằm góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các chủ trương, chính sách nêu trên, qua đó đóng góp vào cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất lao động, cũng như chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chương trình tập trung hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật, hoàn thiện thể chế thông qua các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhất là kinh nghiệm của Australia nhằm cung cấp các cơ sở bằng chứng cho các đề xuất cải cách.

Trong lĩnh vực cải cách kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật từ phía Australia đã góp phần mang lại “làn gió mới", đó là chia sẻ những kinh nghiệm cải cách tốt nhất, phù hợp với Việt Nam. Nói đến Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam là nói đến chuỗi Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP trong nhiều năm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam và quan trọng hơn hết là đà cải cách kinh tế được duy trì liền mạch, toàn diện, kể cả trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.

Chương trình Aus4Reform đã giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành khác thực hiện những cải cách cơ cấu quan trọng trên lĩnh vực môi trường kinh doanh, chính sách cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp… được Chính phủ và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn tâm niệm không dừng lại ở những kết quả đã đạt được, mà phải không ngừng tư duy, kiến nghị những nội dung, phương thức cải cách để làm tốt hơn nữa”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đánh giá cao mối quan hệ hợp tác Australia - Việt Nam.
Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đánh giá cao mối quan hệ hợp tác Australia - Việt Nam.

Cũng ghi nhận kết quả của Chương trình, Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu ‘Australia và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ về cải cách kinh tế ngay sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào đầu những năm 1990, bao gồm trong các giai đoạn quan trọng như khi Việt Nam gia nhập WTO, bắt đầu tham gia các hiệp định thương mại tự do và gần đây nhất là trong quá trình ứng phó và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Hội nghị hôm nay đánh dấu sự hoàn thành giai đoạn hiện tại của Chương trình Aus4Reform, song hành trình hợp tác và cải cách kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục. Điều này được củng cố bởi sự tin tưởng được duy trì giữa các chính phủ của chúng ta với các mục tiêu chung nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế, tăng dòng vốn đầu tư và củng cố sự thịnh vượng và ổn định của khu vực.

Các kết quả của Chương trình Aus4Reform được sử dụng làm cơ sở thực hiện những cải cách về nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển khu vực tư nhân, tăng cường các thể chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế nông thôn và nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp; từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đây là chương trình thứ ba trong các chương trình hỗ trợ hơn một thập kỷ qua của Chính phủ Australia dành cho cải cách kinh tế Việt Nam, bao gồm: Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (2008-2014), Dự án hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (2014-2017) và Chương trình Australia hỗ trợ Cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) (2017-2022).

Cùng với quá trình cải cách kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước, nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật trên lĩnh vực này rất lớn trong những năm tới. Các kết quả đạt được trong giai đoạn này sẽ là cơ sở để xây dựng giai đoạn tiếp theo trong các chương trình hỗ trợ của Australia đối với cải cách kinh tế tại Việt Nam.

Theo Báo cáo của Chương trình Aus4Reform được trình bày tại Hội nghị, trong giai đoạn 2017-2022, Chương trình đã hỗ trợ việc xây dựng các nghị quyết quan trọng (nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh…); hỗ trợ việc xây dựng và thẩm tra 8 dự thảo luật và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật; tạo lập thị trường cạnh tranh, minh bạch và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy quá trình cơ cấu lại kinh tế nông thôn; giảm thiểu tác động bất lợi của hội nhập kinh tế đối với kinh tế nông thôn; tăng khả năng cạnh tranh của các yếu tố thị trường, nâng cao năng suất lao động và phúc lợi cho các hộ nông thôn tại một số địa phương.

Tài liệu Hội thảo: