CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

9/11/2022

Đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19

Năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những tác động tiêu cực chưa từng có trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, nạn nhân chính của đợt bùng phát này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì so với các DN lớn, DN nhỏ và vừa thường không có đủ nguồn lực cả về tài chính và kỹ năng quản lý.

Đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19

Năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những tác động tiêu cực chưa từng có trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, nạn nhân chính của đợt bùng phát này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì so với các DN lớn, DN nhỏ và vừa thường không có đủ nguồn lực cả về tài chính và kỹ năng quản lý.

Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao sự chung tay, chung sức, đồng lòng, chia sẻ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhân dân cả nước, đóng góp thiết thực, hiệu quả, kịp thời về nhiều mặt trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, giảm tiền điện, giá điện…

Việc bảo đảm các chính sách phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế song hành và hài hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và cũng là một yêu cầu rất thách thức.

Khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19

Sáng nay (9-11), trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Cục Quản lý đăng ký kinh doanh công bố báo cáo “Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng”.

Ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã trình bày kết quả chính của Báo cáo. Kết quả 32,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, năng lực quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19 thành công; 20,5% cho rằng thị trường khách hàng là nguyên nhân chính; 20% lựa chọn khả năng thích ứng với khủng hoảng dựa trên quy mô vốn của doanh nghiệp.

Ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội DNNVV Việt Nam, trình bày
Ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội DNNVV Việt Nam, trình bày

Các doanh nghiệp còn cho rằng khả năng vượt qua khủng hoảng Covid-19 còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động, năng lực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số…

Các trường hợp đã vượt qua đại dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phát triển, doanh thu, lợi nhuận, kỹ năng đều tăng và hoàn thiện hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Doanh nghiệp Việt Nam với đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô nhỏ và thời gian hoạt động ngắn, vì vậy, thường hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm trong ứng phó với những biến động bất ngờ của nền kinh tế, nhất là trong các cuộc khủng hoảng có tác động trên quy mô rộng và thời gian dài như đại dịch Covid-19.

Khi đối diện với các cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp thường không có sự chuẩn bị kịp thời và không có một kế hoạch phù hợp để ứng phó.

Để giúp các doanh nghiệp có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với các cuộc khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai, nhóm nghiên cứu và các chuyên gia cho rằng, các chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp cần được nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh, từ đó biết cách lập kế hoạch quản trị khủng hoảng cho doanh nghiệp của mình, theo từng mức độ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Đối với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thiện chính sách pháp luật, cải cách hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng phó với khủng hoảng. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác những cơ hội của CMCN 4.0 để ứng phó với khủng hoảng trong tương lai. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng giúp doanh nghiệp ứng phó với khủng hoảng...

Với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) đã khởi động Chương trình kéo dài 4 năm (12/2017-12/2021) với kinh phí trị giá 6,5 triệu đô la Úc.

Chương trình nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam và đưa Việt Nam tới gần hơn nền kinh tế thị trường. Cụ thể, Aus4Reform sẽ hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế, luật pháp và các thể chế quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể phát huy được tiềm năng của mình. Sáng kiến này cũng sẽ xây dựng mối liên kết giữa Australia và Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuyên môn liên quan. Đáng chú ý, sự hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam đăng ký 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chính thức mới vào năm 2020, tăng tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực kinh tế tư nhân…

Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) kéo dài 4 năm (12/2017-12/2021) với kinh phí trị giá 6,5 triệu đô la Úc.

Chương trình nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam và đưa Việt Nam tới gần hơn nền kinh tế thị trường. Cụ thể, Aus4Reform sẽ hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế, luật pháp và các thể chế quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam có thể phát huy được tiềm năng của mình. Sáng kiến này cũng sẽ xây dựng mối liên kết giữa Australia và Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuyên môn liên quan. Đáng chú ý, sự hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam đăng ký 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chính thức mới vào năm 2020, tăng tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực kinh tế tư nhân…