CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

26/11/2020

Doanh nghiệp thực phẩm than bị làm… phiền

Ngày 23-11, Viện Kinh tế - xã hội TP.Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến “Tham vấn chuyên gia về hệ thống thực phẩm TP.Cần Thơ: Doanh nghiệp và chuỗi cung ứng thực phẩm giá trị gia tăng”.

Doanh nghiệp thực phẩm than bị làm… phiền

Ngày 23-11, Viện Kinh tế - xã hội TP.Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến “Tham vấn chuyên gia về hệ thống thực phẩm TP.Cần Thơ: Doanh nghiệp và chuỗi cung ứng thực phẩm giá trị gia tăng”.

Đây là dự án do Viện Kinh tế - xã hội TP.Cần Thơ thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Reform - Úc, nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong hệ thống thực phẩm TP.Cần Thơ nâng cao hiệu quả sản xuất, cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng giá trị gia tăng cao trong điều kiện ảnh hưởng bởi Covid-19. Thông qua dự án, Chương trình Aus4Reform sẽ đóng góp cho Việt Nam tạo lập thị trường cạnh tranh, minh bạch và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tăng cường các thể chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông thôn. Tăng cường tiếng nói của DN và phụ nữ trong môi trường đầu tư, tái cơ cấu kinh tế.

Đại biểu trình bày tại Hội thảo
Đại biểu trình bày tại Hội thảo

Để dự án đạt các mục tiêu trên, theo các chuyên gia, cần giải quyết tốt những vấn đề của chuỗi thực phẩm bao gồm các khả năng: Truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm; Đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm; Thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi; Vận hành và quản lý tốt hàng tồn kho.

Đại diện Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ đề xuất, Chính phủ nên có chính sách phát triển vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm theo hướng sản xuất lớn gắn với phát triển thị trường hàng hóa nông sản an toàn. Hỗ trợ các DN được vay vốn để đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu.

Sở KH-ĐT cũng kiến nghị, cần công khai, minh bạch và hỗ trợ DN về các thủ tục hành chính sau đăng ký DN. Cắt giảm các thủ tục; thời gian xử lý thủ tục đi vào thực chất hơn. Bởi hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Đơn cử như Luật An toàn thực phẩm giao 3 ngành (NN-PTNT, Y tế, Công thương) quản lý. Sự chồng chéo này gây không ít khó khăn cho DN, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống - một năm phải chịu thanh kiểm tra của 3 cơ quan. Khi hết hạn các “giấy phép con” phải tốn rất nhiều thời gian “xin” cấp lại.

TP.Cần Thơ có khoảng 3.892/16.000 DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm với số vốn bình quân 8 tỷ đồng/DN. Qua khảo sát, các DN cho biết, sau thuế, đất đai, bảo hiểm xã hội thì an toàn thực phẩm và quản lý thị trường rất phức tạp và phiền hà.

Theo giaoduc.edu.vn