CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

21/1/2021

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sáng ngày 21-1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức chương trình hội thảo “Cải cách môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: Kết quả, bài học và định hướng 2021-2025”.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sáng ngày 21-1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức chương trình hội thảo “Cải cách môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: Kết quả, bài học và định hướng 2021-2025”.

Hội thảo là là sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), nhằm thảo luận, đánh giá hiệu quả cắt giảm số lượng điều kiện kinh doanh trong thời gian qua; nhận diện vấn đề về chất lượng điều kiện kinh doanh trong các quy định hiện hành…

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bà Nguyễn Minh Thảo cho biết: Nỗ lực cải cách về điều kiện kinh doanh (DKKD) Việt Nam đã có những kết quả đáng khích lệ. Đến hết năm 2019, cắt giảm hơn 50% số đkkd có quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu và hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi.

Cải cách quản lý (QL), kiểm tra chuyên ngành (KTCN) thời gian qua cũng đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, mặt hàng phải thực hiện QL, KTCN giảm 12.600 mặt hàng từ khoảng 82.698 mặt hàng (2015) xuống còn 70.087 mặt hàng (hiện nay), tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan khoảng 19,4% lĩnh vực; trên nhiều lĩnh vực, các quy định về KTCN đang từng bước áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, miễn kiểm tra); hầu hết các thủ tục về quản lý chất lượng được chuyển sang giai đoạn sau thông quan, thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện thủ KTCN đã được rút ngắn đáng kể. Tính đến nay, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 207/250 thủ tục.

Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, nâng cao chất lượng kinh doanh vẫn còn nhiều dự địa để cải thiện, hiện, vẫn còn điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, thiếu rõ ràng, có thể dẫn tới sự tùy ý của cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó, thực tiễn thực thi và cảm nhận của doanh nghiệp về hiệu quả cải cách điều kiện kinh doanh còn hạn chế.

Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn cho rằng, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, về cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn nặng về đơn giản, cắt giảm chưa mạnh mẽ, quyết liệt. Về kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều thách thức. Cải cách tư pháp còn nhiều khó khăn. Việc thực hiện Nghị quyết tại các địa phương vẫn còn lúng túng. Chỉ số gia nhập thị trường có tăng nhưng cần có sự đột phá….

Theo CIEM, nhằm nâng cao hiệu quả trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tuy ngắn gọn, Nghị quyết 02 năm 2021 cũng bổ sung thêm 4 nhóm giải pháp. Thứ nhất, cần giải quyết các vướng mắc, bất cập tạo ra đối với doanh nghiệp, người dân do sự thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo các nguyên tắc: phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch; trong một bộ, ngành thì chỉ có một đầu mối quản lý đối với một mặt hàng; kết nối, chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Thứ hai là chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, hướng tới xây dựng Chính phủ số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ ba là thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững: đầu tư kinh doanh bền vững; chú trọng các yếu tố bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Cuối cùng là tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.