CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

17/9/2019

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 có cải thiện, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu chiến lược

Đây là ý kiến của TS. Nguyễn Đình Cung đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu 'Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020', do CIEM tổ chức trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform) vào sáng 17/9.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 có cải thiện, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu chiến lược

Đây là ý kiến của TS. Nguyễn Đình Cung đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu 'Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020', do CIEM tổ chức trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform) vào sáng 17/9.

Báo cáo đánh giá kết quả một số nội dung như: ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, tăng trưởng và cách thức, chất lượng tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu, tái cơ cấu (đầu tư, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nhà nước.

Tuy vậy nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương. Nguyên nhân do tốc độ tăng cung tiền và tín dụng còn cao, tăng đều qua các năm, như tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tăng từ mức hơn 105% năm 2011 lên 133,9% năm 2018; nợ công vẫn ở mức cao… Ngoài ra, mức cải thiện về năng suất lao động, hiệu quả đầu tư còn thấp; đóng góp của kinh tế nhà nước vào tăng trưởng giảm sút đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao…Báo cáo cho thấy Việt Nam đã và đang đạt được một số thành tựu đáng được hoan nghênh. GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 58,5 triệu đồng và cao gấp 1,85 lần so với năm 2011. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm 2016-2018 cao hơn 0,8% so với trung bình 5 năm 2011–2015. Trong đó, tăng trưởng dịch vụ cao hơn 0,47 điểm phần trăm, công nghiệp, xây dựng cao hơn 0,92 điểm phần trăm song khu vực nông lâm, ngư nghiệp lại tăng thấp hơn 0,45 điểm phần trăm so với 5 năm trở về trước.

TS. Nguyễn Đình Cung phát biểu tại hội thảo
TS. Nguyễn Đình Cung phát biểu tại hội thảo

Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên viện trưởng CIEM, cho biết chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cho thấy vai trò của kinh tế tư nhân đã có sự gia tăng rõ rệt, tuy nhiên vẫn dừng lại ở mức độ rất nhỏ và chỉ bằng một nửa so với khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chưa kể, khu vực kinh tế Nhà nước lại bị giảm sút mạnh với năng lực quản trị gần như không có sự thay đổi, thậm chí ngày càng kém đi.

Về tái cơ cấu nền kinh tế, ông Cung cho rằng, các chương trình tái cơ cấu nhìn chung đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng có đạt được một số kết quả rõ nét trong xử lý nợ xấu, nhưng cơ cấu lại đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước chưa có tiến triển về chất, vẫn thực hiện một cách hình thức hơn là triển khai các biện pháp mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả.

Có thể nói, do Việt Nam chuyển trọng tâm cải cách và điều hành phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, các  nỗ lực, nguồn lực chủ yếu tập trung cho ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi sản xuất kinh doanh nên tăng trưởng kinh tế đã có sự khởi sắc.

Tuy nhiên, để nhìn nhận một cách thẳng thắn thì nền kinh tế Việt Nam cứ “đột” mãi không “phá”. Tốc độ tăng trưởng còn thấp so với mục tiêu chiến lược, mức cải thiện về năng suất và hiệu quả còn thấp so với yêu cầu tăng trưởng cao, bền vững và yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu. Đóng góp các ngành kinh tế vào tăng trưởng về cơ bản không thay đổi, cơ cấu nên kình tế “cứng nhắc, kém năng động”. Dẫn đến tuy có cải thiện nhất định về năng suất và hiệu qảu, nhưng mô hình tăng trưởng về cơ bản chưa thay đổi. Tốc độ tăng trưởng, mức độ cải thiện về năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn,… còn thấp xa với yêu cầu thu hẹp khoảng cách phát triển và tiến kịp các quốc gia phát triển có thu nhập cao.

Từ những vấn đề trên, để khắc phục những hạn chế của việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng cần hệ thống đồng bộ các giải pháp từ tổng thể đối với toàn nền kinh tế cho đến giải pháp đối với từng ngành, lĩnh vực và vùng, địa phương, cần khắc phục được sự chia cắt cát cứ, thiếu kết nối, thiếu bổ sung giữa các thành phần kinh tế và phải trở nên năng động hơn . Bên cạnh đó, chúng ta cần những giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng nền kinh tế, làm cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển với tốc độ nhanh hơn và đồng đều hơn, tiến tới là động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước.

Cùng với đó, các chuyên gia tham dự hội thảo cũng kiến nghị các giải pháp khắc phục cần đặt trong bối cảnh thay đổi toàn cầu về công nghệ và những biến động kinh tế thế giới. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho hay, việc cơ cấu lại nền kinh tế không chỉ đặt trong bối cảnh hội nhập mà còn phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt, vì chúng ta tham gia nhiều FTA, các cam kết đều phải thực hiện một cách công khai, minh bạch.