CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

22/12/2020

Vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Sáng 22-12, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia vào Báo cáo “Cải cách môi trường kinh doanh: kết quả, vấn đề và kiến nghị” với sự hỗ trợ của Chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Aus4Reform) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

Vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Sáng 22-12, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia vào Báo cáo “Cải cách môi trường kinh doanh: kết quả, vấn đề và kiến nghị” với sự hỗ trợ của Chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Aus4Reform) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

 

Toàn cảnh buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tại Tọa đàm, Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, đã trình bày về những kết quả cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 và giới thiệu Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2021). Theo đó, trong giai đoạn từ 2014-2020, Việt Nam đã đạt được một số kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể đã cắt giảm được 6000 điều kiện kinh doanh (khoảng 50% số điều kiện kinh doanh). Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tăng khoảng 3 lần.  Hiệu quả giải quyết công việc của các cơ quan quản lý nhà nước đã được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Nhiều địa phương đang tích cực vào cuộc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trên, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với ASEAN 4 ngày càng cách biệt trên nhiều chỉ số làm cho mục tiêu vào ASEAN 4 của Việt Nam ngày càng trở nên thách thức hơn. Nhiều chỉ số  về môi trường đầu tư kinh doanh còn chưa được cải thiện như chỉ số về Quyền tài sản, một số các chỉ số thuộc lĩnh vực tư pháp chậm cải thiện, nhất là thủ tục giải quyết Phá sản doanh nghiệp. Nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, thiếu rõ ràng, có thể dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều điều kiện kinh doanh vẫn còn rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bất cập, vướng mắc trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn là nỗi lo của doanh nghiệp.

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia kinh tế đã tham gia góp ý để nhóm soạn thảo báo cáo cân nhắc, tiếp thu và chỉnh sửa báo cáo.