CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

17/8/2020

Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với COVID-19 và cải cách kinh tế thông qua chương trình Aus4Reform

Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với COVID-19 và cải cách kinh tế thông qua chương trình Aus4Reform

Bên cạnh những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, Việt Nam cũng cần tập trung đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế.

Bên cạnh những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, Việt Nam cũng cần tập trung đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế. Việt Nam và Australia đều là hai nước phát triển dựa vào xuất khẩu, nhập khẩu, do vậy trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược, Australia và Việt Nam đang hợp tác để ngăn chặn tác động của đại dịch đối với cuộc sống và sinh kế. Thông qua chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Chương trình Aus4Reform), Australia đang và sẽ có những hỗ trợ nào để giúp Việt Nam ứng phó với COVID-19 và tăng cường hiệu quả cải cách kinh tế?

 Hãy cùng xem ý kiến của Tham tán kinh tế và hợp tác phát triển Australia tại Việt Nam, ông David Gottlieb.

Phóng viên: Tại Australia, ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 1/2020 và bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội vào tháng 3/2020. Chính phủ Australia đã có một số chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Ông có thể chia sẻ một số chính sách này của Australia để Việt Nam có thể học hỏi, từ đó giảm thiểu tối đa những tác động từ COVID-19

David Gottlieb: Tôi nghĩ đây là một chủ đề lớn để bàn luận vì Australia, cũng như Việt Nam, là một quốc gia thương mại, có kết nối sâu rộng với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi cũng thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi-rút ngay lập tức. và cũng có thể nói là thành công, tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy chính phủ cũng đã đựa ra những gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp,ước tính trị giá 260 tỷ USD, tương đương 13,3% GDP . Một trong những bài học quan trọng mà chúng tôi đã học được trong vài tháng qua là tiếp tục thích ứng và phát triển hỗ trợ kinh tế.

Thậm chí, gần đây, Australia đang đối phó với một đợt bùng phát mới ở bang Victoria, dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế từ 10-12 tỷ đô la trong quý tháng 9. Để phản ứng với làn sóng dịch mới này, Chính phủ đã thích nghi và sửa đổi một số gói hỗ trợ, làm cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn. Một trong những điểm nhấn chính sách của chính phủ là chương trình “Job Keeper” đã cung cấp rất nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả tiền lương cho nhân viên,  giúp mọi người, đặc biệt là người dân bang Victoria có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Đây là một bài học giá trị cho Việt Nam trong cách phản ứng chống lại đại dịch. Tôi nghĩ bài học đắt giá nhất ở đây là cách hòa nhập và thích nghi với những chính sách trong bối cảnh đầy bất động và nhiều thay đổi.  Tôi tin nếu hai Chính phủ tiếp tục linh hoạt và chủ động trong quá trình chống dịch thì việc khôi phục kinh tế sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

David Gottlieb: Đây là một vấn đề thực sự quan trọng. Việt Nam đáng được tuyên dương với những kết quả mà mình đã đạt được trong nỗ lực chống lại làn sóng Covid-19 lần thứ nhất.  Mặc dù gần đây xuất hiện làn sóng dịch mới ở Đà Nẵng, nhưng Chính phủ Việt nam vẫn cam kết cùng nhân dân đồng lòng chống dịch và chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực đó.Phóng viên: Theo quan điểm của ngài, Việt Nam cần làm gì để duy trì đà tăng trưởng dương đặc biệt dà tăng trưởng này xuất phát từ những tháng cuối năm 2019 và đến những tháng đầu năm nay, trong đó đặc biệt ở những khía cạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hay tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại CPTPP hay EVFTA và tận dụng lợi thế từ dịch chuyển chuỗi cung ứng?

Một điều đáng tự hào nữa là Việt nam là một trong số ít những nền kinh tế có thể duy trì đà tăng trưởng dương trong nửa đầu năm 2020. 

Để trả lời cho câu hỏi Việt Nam cần làm gì để tăng trưởng vững mạnh hơn trong tương lai thì tôi sẽ liệt kê một số điều sau. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là như ở Australia, chúng tôi tiếp tục duy trì đà cải cách, duy trì những cam kết hiện có để tăng năng suất, nâng cao khả năng lao động, giảm thiểu những tác động đến nguồn nhân lực trong nền kinh tế, cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Một điều đặc biệt quan trọng nữa, là một đối tác thương mại lớn nhất của Australia, Việt Nam cần làm mọi thứ mình có thể để giữ cho chuỗi cung ứng mở và giao dịch hàng hóa lưu thông, thu hút đầu tư. Đây nên là những chính sách ưu tiên hàng đầu. Thực hiện đầy đủ các cam kết của các hiệp định thương mại như CPTPP, thể hiện sự linh hoạt trong thủ tục hải quan, cung ứng thị trường. Đó là những điều Việt Nam cần làm tốt để khôi phục nền kinh tế.

Chúng ta cần làm mọi thứ để phá bỏ những rào cản thương mại và đầu tư.  Và đó là lí do tại sao tôi cho rằng Việt Nam là đất nước sẽ nhanh chóng khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Phóng viên: Trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược, Australia và Việt Nam đang hợp tác để ngăn chặn tác động của đại dịch đối với cuộc sống và sinh kế. Thông qua Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế của Việt Nam (Chương trình Aus4Reform), Australia đang và dự kiến sẽ có những hỗ trợ gì nhằm giúp Việt Nam ứng phó với COVID-19 và để tăng cường hiệu quả cải cách kinh tế?  

David Gottlieb: Gần đây, các Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Thương mại của hai nước đều tái khẳng định tầm quan trọng của việc Australia và Việt Nam cùng hợp tác chặt chẽ trong việc phục hồi kinh tế hậu COVID-19.  Và tôi nghĩ một điều quan trọng nhất là một chính sách mới gọi là “Hợp tác để khôi phục” của chính phủ Australia đã được đưa ra, chính sách tập trung vào việc hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới để giải quyết những vấn đề về sức khỏe và khôi phục kinh tế.

Tại Việt Nam, chúng tôi cũng đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ, Aus4Reform là một minh chứng cho điều đó. Aus4Reform là sự hỗ trợ kéo dài hàng thập kỷ của Australia cho chương trình cải cách kinh tế của Việt Nam. Về cơ bản, chương trình giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên thị trường, cải cách nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Kể từ khi có đại dịch, Aus4Reform là một chương trình thực sự quan trọng mà thông qua đó, chúng tôi đã kết hợp với chính phủ Việt Nam để khôi phục nền kinh tế. Ví dụ như, chúng tôi đã làm việc với Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ một cách hợp lý. Thông qua việc cung cấp cơ sở dữ liệu về tất cả các hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp để họ có thể dễ dàng tiếp cận hỗ trợ; Một hoạt động mà nữa mà Aus4Reform đang hỗ trợ là thực hiện đánh giá tác động của COVID-19  đối với các ngành kinh tế chính bao gồm dệt may, nông nghiệp, sản xuất;  xác định những khó khăn mà họ đang phải đối mặt và họ phải làm gì để vượt qua những điều đó. Xác định những khó khăn mà họ đang phải đối mặt và họ phải làm gì để vượt qua những điều đó.

Đây là hai trong số những việc chúng tôi đang thực hiện ở Việt Nam để giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Đại sứ quán Australia sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và các đối tác khu vực tư nhân để đảm bảo cả hai nước phục hồi sau COVID-19 một cách mạnh mẽ và nhanh nhất có thể.