CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

23/9/2019

Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại Doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2030

Nhằm kiến nghị giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước phục vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030, trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Refrom), sáng 23/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021-2030”.

Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại Doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2030

Nhằm kiến nghị giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước phục vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030, trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Refrom), sáng 23/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021-2030”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã có nhiều ý kiến mang tính tổng kết giai đoạn cơ cấu lại DNNN trong 10 năm qua.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Ông Phạm Đức Trung- Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, đến năm 2010, quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Dự kiến từ năm 2011-2020 sẽ chuyển đổi sở hữu của 750 doanh nghiệp Nhà nước thông qua cổ phần hóa. Riêng giai đoạn từ 2016 đến tháng 6-2019, cơ quan chức năng đã chuyển 185 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và PTDN về NSNN, đạt 74% kế hoạch.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Báo cáo cũng đưa ra không ít những điểm bất cập của DNNN trong giai đoạn, như Hiệu quả đầu tư vốn nhà nước thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác, các chỉ tiêu về thu ngân sách, tạo việc làm... ngày càng giảm; Vai trò dẫn dắt, điều tiết hoặc định hướng của doanh nghiệp Nhà nước chưa được thể hiện rõ, sức lan tỏa chưa cao; Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp thấp...

Đánh giá về kết quả cơ cấu lại qua cổ phần hóa, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng CIEM, cho biết cổ phần hóa tại Việt Nam diễn ra nhanh nhưng chuyển đổi sở hữu chỉ 5- 7%. Hơn 10 năm tái cơ cấu, doanh nghiệp Nhà nước không thay đổi được căn bản.

PGS. TS Trần Đình Thiên nêu ý kiến tại hội thảo
PGS. TS Trần Đình Thiên nêu ý kiến tại hội thảo

Một doanh nghiệp hậu cổ phần hóa có kết quả tốt lên, được khen nhưng cái đó không đánh giá được vấn đề cổ phần hóa đúng trọng tâm vì không đánh giá theo các tiêu chí” - vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đề xuất về những giải pháp để nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại DNNN đến năm 2030, TS. Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Chương trình AUS4REFORM cho rằng, nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh.

Đồng quan điểm trên, TS Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, CIEM, cũng cho rằng: Trong giai đoạn tới, không cần thiết phải xác định DNNN là “lực lượng vật chất chủ yếu của kinh tế nhà nước” cũng như sử dụng DNNN làm công cụ điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường.

Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, hoàn thiện thể chế để việc cổ phần hóa doanh nghiệp mang lại hiệu quả thực chất.

Kết luận hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho hay, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung cho bản báo cáo đầy đủ và hoàn thiện hơn để đưa ra được phân tích chuẩn xác nhất về hình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước từ đó sẽ rút ra được những phương án giải quyết hiệu quả, thiết thực hơn cho quá trình cơ cấu lại Doanh nghiệp Nhà nước.