CHƯƠNG TRÌNH AUSTRALIA HỖ TRỢ CẢI CÁCH KINH TẾ VIỆT NAM (Aus4Reform)

27/5/2020

Sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp là cần thiết để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng

Đó là phát biểu của ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại tọa đàm “Tham vấn góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) và Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam (VBLC) tổ chức vào ngày 27/5/2020.

Sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp là cần thiết để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng

Đó là phát biểu của ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại tọa đàm “Tham vấn góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) và Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam (VBLC) tổ chức vào ngày 27/5/2020.

Cụ thể, ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp là cần thiết để tạo môi trường kinh doanh đơn giản, thông thoáng, đồng bộ, rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Những sửa đổi, bổ sung trong dự luật hướng tới việc khắc phục những bất cập, khiếm khuyết của Luật hiện hành, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế tốt, giảm gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ.

Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại tọa đàm “Tham vấn góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)”
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại tọa đàm “Tham vấn góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)”

Theo đó, một số nội dung sửa đổi chính trong dự thảo Luật lần này bao gồm:

1. Thủ tục thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp: bãi bỏ “thủ tục thông báo mẫu dấu” cho cơ quan đăng ký kinh doanh, bổ sung quy định có thể sử dụng "dấu số" (chữ ký điện tử), không bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng dấu của doanh nghiệp

2. Tuổi thành lập doanh nghiệp: dự kiến từ đủ 16 tuổi có thể thành lập (quy định cũ: người đã thành niên).

3. Quy định rõ hơn về trách nhiệm liên đới của nhiều người đại diện theo pháp luật trong công ty Trách nhiệm Hữu hạn, Công ty Cổ phần nếu Điều lệ công ty không phân quyền rõ ràng.

4. Về quản trị công ty, chủ yếu chỉ sửa đổi các quy định của Công ty Cổ phần, không sửa đổi các loại hình doanh nghiệp khác.

- Quy định về Ủy ban Kiểm tra độc lập, thay cho Ủy ban Kiểm tra nội bộ.

- Nâng cao vai trò của Thư ký công ty, như một chức danh trong cơ cấu tổ chức chứ không phải "người giúp việc" cho Chủ tịch hay Hội đồng Quản trị (cơ hội nghề nghiệp cho các bạn cử nhân Luật đây; và cũng là một dịch vụ pháp lý cho luật sư cung cấp cho các công ty cổ phần).

- Mở rộng quyền, phạm vi của cổ đông, nhóm cổ đông: Bỏ điều kiện sở hữu liên tục 6 tháng đối với cổ phần để thực hiện quyền; diều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông này từ 10% xuống 5%.

- Quy định cổ đông được quyền ưu tiên mua cổ phần trong bất kỳ đợt phát hành, chào bán cổ phần nào của cty .

- Thành viên HĐQT độc lập: khuyến khích mô hình này; không quá 02 nhiệm kỳ; ứng viên không phải do cổ đông, nhóm cổ đông "rất lớn" đề cử (sở hữu trên 10% cổ phần).

- Ủy quyền dự họp: Bỏ quy định phải theo mẫu của công ty; cho phép ủy quyền nhiều người (hiện tại chủ cho phép ủy quyền cho MỘT cá nhân).

5. Huy động vốn: có thêm cơ chế về phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR).

6. Nhiều điểm mới khác về trái phiếu, quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội bị cấm kinh doanh, hành nghề;...

7. Chưa định nghĩa được "cổ phần, phần vốn góp chi phối".

8. Vấn đề thời điểm có hiệu lực của người đại diện theo pháp luật được thành viên Ban soạn thảo khẳng định là theo quyết định, nghị quyết của Công ty (tránh tranh cãi hiện nay là theo ERC).

9. Nhiều ý kiến đóng góp liên quan về thời hạn góp vốn (90 ngày là ngắn); định nghĩa cổ tức không tương thích với cổ phần ưu đãi cổ tức; thời điểm trở thành cổ đông, thành viên (thủ tục thông báo cho công ty; "ghi sổ" là nghĩa vụ của cty); thủ tục lấy ý kiến bằng văn bản của HĐQT,...